Sunday, July 24, 2016

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN DUNG

4:21:00 AM - By Unknown 0

1. Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M
- Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện dung.

cấu tạo cảm biến tiệm cận điện dung
Hình 1. Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện dung
- Cảm biến tiệm cận điện dung gồm bốn bộ phận chính:
  • Cảm biến (các bản cực cách điện).
  • Mạch dao động.
  • Bộ phát hiện.
  • Mạch đầu ra.
- Nguyên lý của cảm biến tiệm cận điện dung.
  • Trong cảm biến tiệm cận điện dung có bộ phận làm thay đổi điện dung C của các bản cực.
  • Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự thay đổi điện dung của tụ điện.Bất kì vật nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên.Sự thay đổi điện dung này phụ thuộc vào khoảng cách, kích thước và hằng số điện môi của vật liệu.
  • Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm biến dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 tấm cực.
2. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện dung:
Ưu điểm:
- Đối tượng phát hiện có thể là chất lỏng,vật liệu phi kim
- Tốc độ chuyển mạch tương đối nhanh
- Có thể phát hiện các đối tượng có kích thước nhỏ.
- Phạm vi cảm nhận lớn.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm:
- Chịu ảnh hưởng của bụi và độ ẩm.
3. Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M.
Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M
Hình 2. Cảm biến tiệm cận điện dung trong thực tế
4. Ứng dụng.
- Dùng để phát hiện sữa trong hộp giấy.
Cảm biến dung phát hiện chất lỏng
Hình 3. Cảm biến dung phát hiện chất lỏng
- Phát hiện được bề mặt chất lỏng, không bị ảnh hưởng bởi màu sắc chất lỏng và khi ống bị bẩn.

Tôi là một người đam mê viết BLOG. Tuy tôi không phải là một người giỏi nhưng tôi muốn chia sẽ những gì tôi biết cho các bạn. Tôi hy vọng nó sẽ giúp được các bạn một phần nào đó !
Follow me @Programming PIC
Subscribe to this Blog via Email :

0 nhận xét:

Powered by Blogger.
back to top