Sunday, July 24, 2016

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN DUNG

1. Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M
- Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện dung.
cấu tạo cảm biến tiệm cận điện dung
Hình 1. Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện dung
- Cảm biến tiệm cận điện dung gồm bốn bộ phận chính:
  • Cảm biến (các bản cực cách điện).
  • Mạch dao động.
  • Bộ phát hiện.
  • Mạch đầu ra.
- Nguyên lý của cảm biến tiệm cận điện dung.
  • Trong cảm biến tiệm cận điện dung có bộ phận làm thay đổi điện dung C của các bản cực.
  • Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên việc đánh giá sự thay đổi điện dung của tụ điện.Bất kì vật nào đi qua trong vùng nhạy của cảm biến điện dung thì điện dung của tụ điện tăng lên.Sự thay đổi điện dung này phụ thuộc vào khoảng cách, kích thước và hằng số điện môi của vật liệu.
  • Bên trong có mạch dùng nguồn DC tạo dao động cho cảm biến dòng, cảm biến dòng sẽ đưa ra một dòng điện tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 tấm cực.
2. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện dung:
Ưu điểm:
- Đối tượng phát hiện có thể là chất lỏng,vật liệu phi kim
- Tốc độ chuyển mạch tương đối nhanh
- Có thể phát hiện các đối tượng có kích thước nhỏ.
- Phạm vi cảm nhận lớn.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm:
- Chịu ảnh hưởng của bụi và độ ẩm.
3. Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M.
Cảm biến tiệm cận điện dung Omron E2K-X8ME1-2M
Hình 2. Cảm biến tiệm cận điện dung trong thực tế
4. Ứng dụng.
- Dùng để phát hiện sữa trong hộp giấy.
Cảm biến dung phát hiện chất lỏng
Hình 3. Cảm biến dung phát hiện chất lỏng
- Phát hiện được bề mặt chất lỏng, không bị ảnh hưởng bởi màu sắc chất lỏng và khi ống bị bẩn.
4:21:00 AM - By Unknown 0

Thursday, July 21, 2016

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN TIỆM CẬN ĐIỆN CẢM

1. Cấu trúc của cảm biến tiệm cận điện cảm.
cấu tạo cảm biến tiêm cận điện cảm
Hình 1 : Cấu tạo cảm biến tiêm cận điện cảm
Một bộ cảm biến tiệm cận điện cảm gồm có 4 khối chính:
- Cuộn dây và lõi ferit.
- Mạch dao động.
- Mạch phát hiện.
- Mạch đầu ra.
2. Nguyên lý hoạt động.
- Mạch dao động tạo dao động điện từ, từ trường biến thiên từ lõi sắt sẽ tác động vào vật kim loại đặt trước nó.
- Khi có đối tượng lại gần, xuất hiện dòng điện cảm ứng chống lại sự thay đổi dòng điện, giảm biên độ tín hiệu dao động.
- Bộ phát hiện sẽ phát hiện sự thay đổi tín hiệu và tác động để mạch đầu ra xuất tín hiệu.
3. Ưu, nhược điểm của cảm biến tiệm cận điện cảm.
Ưu điểm:
- Phát hiện vật không cần phải tiếp xúc.
- Không gây nhiễu cho các sóng điện từ, sóng siêu âm.
- Tốc độ đáp ứng nhanh.
- Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
- Đầu cảm biến nhỏ, có thể lắp đặt ở nhiều nơi.
Nhược điểm:
- Khoảng phát hiện vật còn hơi nhỏ.
- Chỉ phát hiện được các vật bằng kim loại.
4. Cảm biến tiện cận cảm NBB8-18GM50-E2-V1
Cảm biến tiện cận cảm NBB8-18GM50-E2-V1
Hình 2 : Cảm biến tiệm cận điện cảm trong thực tế.
5. Ứng dụng
ứng dụng của cảm biến tiệm cận điện cảm
Hình 3 : Phát hiện các lá kim loại trên giấy bọc socola sau khi đóng gói
7:59:00 AM - By Unknown 0

Thursday, June 23, 2016

HƯỚNG DẪN GIẢI NÉN FILE CÓ ĐUÔI ISO

Thường thì các bạn tiếp xúc với các file định dang .rar nhiều hơn nên đôi khi các bạn tải 1 tập tin nào đó có đinh dang .iso thì có 1 số bạn thấy bỡ ngỡ và lạ không biết đây là file gì và không biết nó có gì trong đó nên hôm nay mình xin giới thiệu đến bạn cách giải nén nhanh nhất mà chúng tôi hay dùng. 
cách giải nén file đuôi iso
1. Tại Sao Phải Sử Dụng File Có Đuôi ISO.
File iso không bị virus ăn và có thể boot được. Ưu điểm hơn lưu trữ dưới dạng file RAR rất nhiều. Tuy nhiên nhiều bạn khi tải về thì vướng phải công đoạn giải nén ra. Nhiều bài hướng dẫn chỉ cách tạo ổ đĩa ảo rồi dùng phần mềm này nọ rất phức tạp.
2. Cách Giải Nén Dữ Liệu File ISO
Yêu cầu:
Máy bạn phải có chương trình winrar. Cái này thì hây như máy nào cũng có rồi.
Bước 1: Đầu tiên bạn chuột phải vào file cần giải nén. Một hộp thoại hiện ra. Bạn nhấp chuột trái vào các mục dưới đây tùy theo mục đích.
Hướng Dẫn Giải Nén File Đuôi ISO Đơn Giản Nhất
Bạn có thể Extract Here là giải nén tại thư mục chứa file ISO. Tuy nhiên nếu bên trong file ISO là 1 thư mục thì lúc giải nén nhận được rất gọn gàng. Thật không may nếu bên trong chứa nhiều file. Vì lúc giải nén bằng Extract Here thì sẽ rất lộn xộn. Bởi vậy bạn nên dùng Extract to...tên thư muc..... Sẽ tốt hơn. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng phần mềm  UltraISO để mở file có đuôi là iso ! 
6:07:00 PM - By Unknown 0

TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN QUANG

- Cấu tạo và ứng dụng : Cảm biến quang là tổ hợp các linh kiện quang điện. Cảm biến quang sử dụng ánh sáng phát ra từ bộ phát để phát hiện sự hiện diện của một vật thể. Khi anh sáng ở bộ thu thay đổi thì mạch điều khiển của cảm biến quang sẽ cho ra tín hiệu ở ngõ OUTPUT (nếu là loại NPN là tín hiệu mức 0 còn PNP là mức 1).
- Cảm biến quang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và điện tử nói riêng.
Cảm biến quang được chia ra làm 3 loại :
  • Cảm biến quang thu phát chung.
  • Cảm biến quang phản xạ qua gương.
  • Cảm biến quang thu phát riêng.
Ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến quang.
Ưu điểm :
- Cảm biến quang nhìn chung có ưu điểm hơn so với các loại cảm biến khác (cảm biến từ và cảm biến điện dung....).
- Cảm biến quang phát hiện được vật mà không cần tiếp xúc nên tuổi thọ và độ bền cao.
- Khoảng cách phát hiện vật của cảm biến quang cũng khá xa (tùy thuộc và gia thành và loại cảm biến).
- Cảm biến quang có thể phát hiện đươc hầu hết các vật thể và vật chất.
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến :
1. Cảm biến quang thu phát riêng.
cảm biến quang thu phát riêng
Ưu điểm :
- Khoảng cách phát hiện vật xa nhất trong các loại cảm biến quang.
- Có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (bụi, độ ẩm....).
- Cảm biến quang thu phát riêng có thể phát hiện vị trí chính xác của vật thể, độ tin cậy cao nên được ứng dụng trong công nghiệp nhiều...
2. Cảm biến quang phản xạ qua gương.
cảm biến quang phản xạ gương
Ưu điểm :
- Cảm biến loại này lắp đặt dễ dàng.
- Khả năng điều chỉnh, định vị đơn giản hơn so với các loại cảm biến quang khác.
- Cảm biến quang phản xạ gương được nhiều khách hàng tin dùng.
3. Cảm biến quang thu phát chung.
cảm biến quang thu phát chung
Ưu điểm :
- Cảm biến quang thu phát chung lắp đặt dễ dàng hơn so với 2 loại cảm biến trên và tốn diện tích nhỏ hơn và việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn.
- Cảm biến thu phát chung được sử dụng trong công nghiệp nhiều như là đếm sảm phẩm.....
- Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về 3 loại cảm biến quang, một số ưu điểm và nhược điểm của của chúng, sau đây mình xin tổng kết lại một số vấn đề sau :
+ Việc lựa chọn cảm biến phụ thuộc vào mục đích của các bạn, trong 3 loại cảm biến trên thì loại cảm biến quang thu phát riêng là có khoảng cách phát hiện vật xa nhất tiếp theo là loại cảm biến quang phản xạ gương và cuối cùng là quang thu phát chung. Ngoài ra cong phụ thuộc vào một số yếu tố như là độ nhạy đồ bền....
8:12:00 AM - By Unknown 0

TÌM HIỂU VỀ IC 74HC595

74HC595 là IC ghi dịch 8 bits kết hợp chốt dữ liệu, đầu vào nối tiếp, đầu ra song song.
Thường dùng trong các mạch điều khiển LED 7 đoạn, quét LED ma trận,… để tiết kiệm số chân Vđk tối đa (chỉ dùng 3 chân). Có thể mở rộng số ngõ ra của vđk bao nhiêu tùy thích bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ liệu các IC với nhau.
74HC595Sơ đồ chân
74595_Pin_Diagram
TênChức năng
VCCNguồn 5V
GNDNguồn 0V
DSNgõ vào dữ liệu nối tiếp
SH_CPXung dịch dữ liệu
ST_CPXung xuất dữ liệu ra ngõ ra
OECho phép ngõ ra, tích cực mức thấp. Mức 0 là cho phép ngõ ra, mức 1 là không cho phép ngõ ra.
MRChân Reset. Khi chân này ở mức 0 thì dữ liệu sẽ bị xóa.
Q0..Q7Ngõ ra dữ liệu song song
Q7′Ngõ ra dữ liệu nối tiếp. Khi dùng nhiều 74595 mắc nối tiếp nhau thì chân này đưa vào đầu vào (DS) của con tiếp theo khi đã dịch đủ 8 bit
DS: Data Shift
SH_CP: SHift Clock Pulse
ST_CP: STorage Clock Pulse
OE: Output Enable
MR: Master Reset

Hoạt động
74595_Function_DiagramTa đặt dữ liệu vào chân DS, và tạo một xung SHCP thì dữ liệu tại chân DS sẽ được dịch vào thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER.
Lần lượt làm như trên 8 lần (dịch bit cao trước), thì ta được 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER.
Sau đó ta tạo một xung STCP thì 8 bit trong thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER sẽ được sao chép sang thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER. Lúc này nếu chân OE ở mức thấp thì ngõ ra sẽ bằng với giá trị thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER, còn nếu chân OE ở mức cao thì ngõ ra ở trạng thái tổng trở cao (Hi-Z).

Chú ý:
  • Khi dịch dữ liệu vào thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER, và chưa tạo xung STCP thì thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER sẽ giữ nguyên trạng thái và ngõ ra cũng giữ nguyên trạng thái.
  • Khi chân MR ở mức 0 thì dữ liệu trên thanh ghi 8-STAGE SHIFT REGISTER sẽ bị xóa, còn thanh ghi 8-BIT STORAGE REGISTER sẽ giữ nguyên trạng thái và ngõ ra cũng giữ nguyên trạng thái.

Nối nhiều IC 74HC595

Để mở rộng nhiều hơn 8 ngõ ra ta dùng nhiều IC 74HC595 như sau:
74595_Multi
Nối song song các chân SHCP và STCP.
Nối nối tiếp chần Q7′ của IC trước với chân DS của IC sau.
Mình sẽ mô phỏng 1 ví dụ nhỏ như sau :
74hc595
Như trên hình thì chúng ta sẽ thấy IC của chúng ta có 3 chân điều khiển như trên hình được nối với 3 tín hiệu điều khiển logic như trên hình. IC sẽ hoạt động như sao : Muốn xuất dữ liệu thì chân DS luôn ở mức 1 và 2 chân còn lại sẽ lần lượt cùng bằng 0 rồi bằng 1 thì mới xuất dữ liệu ra được xem trên hình chúng ta thấy chân DH và ST đang ở mức 0 nếu muốn LED tiếp theo sáng thì chân DH và ST phải được đưa lên mức 1 tương tự như vậy cho đến hết 8bit. Nếu muốn tắt LED thì cũng làm tương tự trên nhưng chân DS ở mức 0.
Link tải file mô phỏng Click here
3:36:00 AM - By Unknown 0

Powered by Blogger.
back to top